Cây Còng là cây gì?
Cây Còng, còn được gọi là muồng tím, muồng ngủ, me tây, là một loại cây gỗ cực lớn, có chiều cao từ 15-25 m, trong điều kiện thích hợp có thể cao đến 50 m. Cây Còng có nguồn gốc ở châu Mỹ nhiệt đới và các đảo trên Thái Bình Dương.
- Tên khoa học: Samanea saman
- Bộ (ordo): Fabales
- Chi (genus): Samanea
- Họ (familia): Fabaceae
- Loài (species): S. saman
- Phân họ (subfamilia): Mimosoideae
Đặc điểm của cây Còng
Gốc và tán cây lớn, tán lá rậm rạp, luôn luôn xanh có hình mâm xôi hay hình dù. Cụm hoa đầu của cây Còng là những bông hoa nhỏ có năm cánh dính màu hồng hoặc tím nhạt. Lá kép lông chim hai lần chẵn, mang từ 6-16 cặp lá nhỏ. Quả đậu dẹp, không nứt, màu đà đen, dài 10–20 cm.
Cây Còng sinh trưởng cực nhanh và có biên độ sinh thái rất rộng, thích nghi với hầu như mọi điều kiện khí hậu, từ vùng biển cho đến vùng trung du, đồi núi. Cây phù hợp với đa số các loại đất và có thể chịu được đất chua với độ pH từ 3,5. Cây có khả năng chịu han rất cao và lượng mưa thích ứng từ 600–3000 mm.
Sự phát triển của cây Còng tại Việt Nam
Cây Còng được trồng rộng rãi tại nhiều thành phố của Việt Nam như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, Phan Thiết, Phan Rang và được coi là một loài cây chủ lực tại thành phố Đà Nẵng.
Cây Còng không chỉ là một loài cây trang trí, mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trồng ven đường, ven biển, công viên, sân bay, sản xuất giấy, lương thực gia súc, dược phẩm và làm cây cảnh.
Ngoài ra, cây còn có giá trị trong việc chống xói mòn đất và bảo vệ động vật. Cây Còng được xem là một loài cây quan trọng vì tính năng sinh thái của nó, cũng như giá trị kinh tế và văn hóa.
Xem thêm các loại cây tại Bán Cây Cảnh Đẹp: https://bancaycanhdep.com/danh-ba-cay-canh/