Cây giác

cây giác

Cây giác là cây gì?

Cây giác là một loại dây leo được sử dụng như một loại gia vị để nấu canh chua hay kho cá. Tuy nhiên, dây giác còn được sử dụng như một loại thuốc nam có tác dụng chữa bệnh.

Đặc điểm của cây giác

Dây giác thường mọc hoang trong trảng cỏ và rừng, và là loại thực vật dây leo thân gỗ phổ biến tại khu vực châu Á và châu Đại Dương. Cây giác sinh trưởng rất nhiều tại các vùng đất ngập mặn và đất phèn, và thường mọc bám theo các hàng rào, cây bụi, lau sậy và rừng thưa.

Dây giác có sức sống rất mãnh liệt, vào mùa nắng dây giác tàn nhưng mùa mưa đến lại đâm chồi và phát triển mạnh. Trái giác có hình nút áo, hơi dẹt, dính với nhau thành từng chùm.

Khi còn non, trái nhỏ như hạt đậu xanh. Càng lớn, trái to khoảng đầu ngón tay út. Trái chín có màu tím hoặc đen thẫm tựa như trái nho chín. Vì vậy, người dân ban tặng cho trái giác một cái tên rất mỹ miều là trái “nho rừng”.

Công dụng của cây giác

Dây giác là một loại thuốc nam có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Trái giác được dùng để giải độc gan và điều trị các bệnh về gan, tiêu hóa, huyết áp, đau đầu, và các bệnh ngoài da. Ngoài ra, cây giác còn được sử dụng để làm thuốc chữa rụng tóc và giúp tóc mọc nhanh hơn.

Để tìm củ của cây giác trưởng thành, nếu bạn đào ngay gốc dây giác, bạn sẽ không thấy củ của nó. Vì vậy, bạn phải quan sát khu vực xung quanh gốc dây giác ấy (phạm vi 7 mét trở lại), xem có dây giác con nào không.

Nếu có cây giác con mới mọc thì bạn đào lên, lần theo đó để tìm rễ và củ của dây giác trưởng thành. Củ của nó chính là chỗ rễ phình lên (vì là rễ củ), to bằng ngón tay.