Cây mật nhân là cây gì?
Cây mật nhân (Eurycoma longifolia) là một loài cây thân gỗ sống ở tầng rừng thấp, bản địa tại khu vực Đông Nam Á. Cây phát triển tập trung vào rễ, có thể chiếm đến 80% khối lượng cây.
Bộ rễ của mật nhân có đặc điểm là nhiều rễ con, màu vàng nâu và trắng ngà, có mùi thơm nhẹ. Ngoài rễ, hầu hết các bộ phận của cây mật nhân gồm vỏ, thân, quả, lá… đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm chi tiết của cây mật nhân
- Thân cây mật nhân chia ra nhiều nhánh nhỏ, có lông bao bọc quanh thân.
- Lá của cây mật nhân là dạng lá kép, hình dáng gần giống lông chim. Số lượng lá nhỏ trên mỗi lá kép thường là trên 10 lá, sắp xếp cân xứng với nhau thành 2 hàng. Từng chiếc lá nhỏ khá cứng, mặt bên trên xanh nhạt, mặt bên dưới xanh lục đậm.
- Hoa mật nhân tập trung theo từng cụm, hoa màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm hơi nâu một chút. Phía bên ngoài mỗi bông hoa luôn kèm theo phần lông bao phủ, mỗi bông hoa có 5 hoặc 6 cánh.
- Quả mật nhân hình trứng, nhỏ, bên trong có một hạt cứng. Khi còn non, quả có màu xanh và chuyển thành màu nâu đỏ khi chín.
Cây mật nhân và y học
Cây mật nhân được sử dụng rộng rãi trong y học nhờ vào các thành phần có dược tính cao. Rễ cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để điều chế thành các loại thuốc chữa bệnh. Các bộ phận khác của cây như thân, quả, lá… cũng được sử dụng để làm thuốc.
Phân bố của cây mật nhân
Cây mật nhân ưa sống ở những vùng núi có độ cao dưới 1.000 mét hoặc các khu vực trung du và những vùng đồi có chiều cao thấp. Loài cây này phân bố nhiều ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia…
Với sự tiến bộ của khoa học và y học, cây mật nhân trở thành loại thảo dược hàng đầu trên thế giới và được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh. Ở Việt Nam, cây mật nhân được trồng và mọc nhiều tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc, Đông Nam bộ và Tây nguyên.
Xem thêm các loại cây tại https://bancaycanhdep.com/danh-ba-cay-canh/